Trồng lúa và câu chuyện bảo vệ môi trường ở vùng Đồng bằng Cửu Long

(SK&MT) – Vùng ĐBSCL vựa lúa của cả nước mỗi năm đóng góp tới 90% lượng gạo xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu nông hộ. Câu chuyện thâm canh 3 vụ/năm ở nơi đây không phải là điều mới mẻ, nhưng mặt trái của việc thâm canh liên tục là vấn đề xử lý rơm rạ sau thu hoạch.

Theo ước tính của Bộ NN&PTNT, mỗi năm vùng ĐBSCL tạo ra khoảng 24 triệu tấn rơm rạ nhưng chỉ có 30% rơm rạ được thu gom để làm nấm rơm hoặc làm phân hữu cơ, còn lại 70% sẽ bị đốt hoặc vùi vào trong đồng ruộng, gây ô nhiễm môi trường và tăng phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp. Chính vì thế mà nhiều năm qua, các tổ chức quốc tế, Bộ NN&PTNT, các địa phương trong vùng đã xây dựng các mô hình kinh tế tuần hoàn, tận dụng nguồn rơm rạ để trồng nấm, làm phân hữu cơ. Đây là giải pháp được đánh giá để nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo, đem lợi ích cho nông dân, doanh nghiệp, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến thực hiện cam kết của Việt Nam về biến đổi khí hậu.

Chờ cập nhật